Hướng dẫn lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính chi tiết nhất

Rate this post

Trong quá trình sử dụng máy tính, có không ít người đã lắp thêm ổ cứng cho máy tính nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu công việc. Việc lắp đặt thêm ổ cứng không quá phức tạp. Nếu nắm rõ kiến thức bạn có thể tự mình thực hiện mà không cần phải ra trung tâm sửa chữa máy tính. Cùng theo dõi cách lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính qua bài viết sau đây.

Ổ cứng máy tính là gì?

Ổ cứng máy tính là thiết bị dùng để lưu trữ các dữ liệu, thông tin trong máy tính của bạn, được viết tắt là HDD. Cùng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa càng ngày càng có kích thước mỏng, nhẹ, gọn nhưng dung lượng rất lớn.

Ổ cứng máy tính là gì
Ổ cứng máy tính là gì

Xem thêm: Hướng dẫn cách in file PDF trên máy tính, Smartphone hoặc Tablet

Mục đích của việc lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính

  • Giúp quá trình khởi động máy và tốc độ truyền tải dữ liệu được nhanh hơn.
  • Tăng diện tích lưu trữ dữ liệu mà không cần tốn quá nhiều chi phí, ngoài ra còn tăng tốc độ của quy trình xử lý dữ liệu.
  • Đáp ứng các nhu cầu giải trí, xem phim, nghe nhạc được mượt mà hơn, chơi game sẽ cho tốc độ nhanh hơn bình thường.
  • Giảm tải cường độ hoạt động của bộ nhớ chính, tăng tuổi thọ sử dụng của các linh kiện cũng như bộ phận trong máy tính. Đặc biệt là việc lắp thêm ổ cứng sẽ giúp người dùng tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Mục đích của việc lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính
Mục đích của việc lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính

Hướng dẫn lắp thêm ổ cứng thứ hai cho máy tính chi tiết

Các bạn cần lưu ý là chỉ máy tính để bàn mới có thể lắp thêm ổ cứng thứ hai, còn laptop hay netbook do diện tích và cấu tạo máy không cho phép nên không thể thực hiện được.

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Ổ cứng mà bạn định lắp thêm vào máy tính.
  • Tua-vít để mở và đóng thùng máy.
  • Đồ bảo hộ nhằm chống shock điện.

Xem thêm: Hướng dẫn cách truy cập điện thoại Android trên máy tính siêu nhanh, đơn giản

Các bước thực hiện

Bước 1: Tắt máy tính, rút dây nguồn và tháo vỏ máy tính

Ở bước này, bạn cần lưu ý:

  • Không nên thực hiện ở môi trường dễ bị tĩnh điện. Nếu buộc phải thực hiện ở đó thì bạn cần chuẩn bị thêm một dây tiếp đất, sau đó quấn quanh cổ tay của mình.
  • Ngay cả khi thực hiện ở môi trường không có nhiều tĩnh điện, bạn cũng nên lưu ý khi chạm vào vỏ máy xong, hãy đặt tay xuống đất trước khi tiếp xúc với các linh kiện khác bên trong máy.
Tháo vỏ máy tính
Tháo vỏ máy tính

Bước 2: Tiến hành lắp đặt

Khi đã chọn được ổ cứng phù hợp, bạn nhấn nó vào một vị trí trống ở giá lắp trong máy. Giá lắp có dạng khay trượt, vì vậy việc lắp đặt rất dễ dàng.

Bước 3: Cắm cáp SATA của ổ cứng

Để cắm cáp SATA bạn cần tìm cáp được đánh dấu SATA  trên bo mạch chủ ở ổ cứng có trong máy. Sau đó tiến hành cắm cáp SATA của ổ cứng mới vào ngay cạnh vị trí đó.

Lưu ý: Đầu cắm chỉ dùng một đầu nối và nằm ở bên phải.

Cắm cáp SATA của ổ cứng
Cắm cáp SATA của ổ cứng

Bước 4: Gắn dây cáp điện vào ổ cứng

Bạn tìm đến một dây cáp điện SATA trong giống như cấp dữ liệu SATA nhưng lớn hơn và được dẫn từ nguồn của máy tính. Sau đó gắn vào ổ cứng.

Bước 5: Lắp ổ cứng và vặn đúng vị trí

Đầu tiên bạn kiểm tra máy tính, nếu như hai ổ cứng được lắp cùng một vị trí trên giá lắp thì bạn nên đợi một lúc, sau đó dùng tua – vít nới lỏng các ốc vít của ổ cứng để giúp ổ cứng mới lắp có thể trượt vào đúng vị trí bên trong, đồng thời việc lắp dây cáp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, bạn lắp vỏ máy tình vào và cắm nguồn điện rồi bật máy tính.

Lắp ổ cứng và vặn đúng vị trí
Lắp ổ cứng và vặn đúng vị trí

Bước 6: Khởi động ổ cứng mới

Để ổ cứng có thể hoạt động được, bạn cần cài đặt lại máy tính bằng cách:

  • Vào Start ở cuối màn hình và chọn Computer -> Manage.
  • Tại cửa sổ Manage, bạn chọn Disk Management nằm bên trái màn hình.
  • Lúc này cửa sổ Initialize Disk xuất hiện. Sau đó bạn chọn dòng GPT (GUID Partition Table) và nhấn nút OK.
Khởi động ổ cứng mới
Khởi động ổ cứng mới

Bước 7: Phân vùng cho ổ cứng

Để phân vùng cho ổ cứng, bạn cần thực hiện các bước:

  • Quay lại cửa sổ Computer Management và nhấn chuột phải vào vị trí của ổ cứng mới, sau đó chọn New Simple Volume.
  • Sau đó bạn chọn File System là NTFS rồi bấm Next.
Phân vùng cho ổ cứng
Phân vùng cho ổ cứng

Xem thêm: Hướng dẫn tạo USB diệt Virus cứu hộ máy tính với Kaspersky chi tiết nhất

Nếu không thể tự lắp ổ cứng thứ hai cho máy tính tại nhà thì phải làm sao?

Nếu qua các hướng dẫn chi tiết ở trên mà bạn vẫn không thể lắp đặt được, bạn có thể mang thiết bị của mình ra trung tâm sửa chữa và khắc phục máy tính Laptop Lễ Nghĩa để được nhân viên tại đây hỗ trợ tận tình.

Nếu còn thắc mắc nào khác hãy để lại phía dưới bình luận để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *